RỦI RO KHI BÁN HÀNG ONLINE KHÔNG KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ TẠI VIỆT NAM

RỦI RO KHI BÁN HÀNG ONLINE KHÔNG KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ TẠI VIỆT NAM

Hiện nay và trong tương lai, khái niệm và xu hướng bán hàng online, hay còn gọi là bán hàng qua mạng, kinh doanh trên Internet, livestream tiktok, livestream facebook, … đã không còn xa lạ với nhiều người và tất nhiên sẽ là xu hướng của tương lai vì mức độ tiện lợi cho cả người mua và người bán. Đây là hình thức kinh doanh tận dụng Internet để giới thiệu, quảng cáo và bán sản phẩm cho khách hàng. Việc mua bán bằng hình thức này mang lại nhiều lợi ích vì chỉ cần sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại có kết nối mạng thì sẽ liên kết được giữa người bán-người mua, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, tiết kiệm chi phí mặt bằng, chi phí maketing thấp, độ phủ sóng cao, độ lan tỏa rất lớn và hầu như không có giới hạn (bất cứ đâu có internet thì có thể tiếp cận), …

Do đó, bán hàng online đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật liên quan tới phương thức này thì không phải ai cũng nắm rõ. Thời gian vừa qua rất nhiều các cá nhân bán hàng online đã được các chi cục, cục thuế gọi tên vì chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế liên quan tới hoạt động bán hàng online này.

Một số quy định chính liên quan tới cá nhân có hoạt động bán hàng online:

Thuế giá trị gia tăng:

Theo Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài chính (viết tắt “Thông tư 92/2015/TT-BTC”), người nộp thuế giá trị gia tăng là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, ngoại trừ cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

 

Như vậy, người bán hàng online thuộc đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng nếu có doanh thu từ bán hàng online lớn hơn 100 triệu đồng/năm.

Cách tính thuế giá trị gia tăng (Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC):

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x 1%

 Trong đó:

– Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

– Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.

Thuế thu nhập cá nhân:

Tương tự thuế giá trị gia tăng, người bán hàng online cũng thuộc đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu từ bán hàng online lớn hơn 100 triệu đồng/năm theo quy định tại Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân (Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC):

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x 0,5%

 Trong đó:

Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Lệ phí môn bài:

Tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài, mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

– Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

– Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

– Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Lưu ý:

– Cá nhân, hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài khi có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng;

– Cá nhân, hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm;

– Nếu sản xuất, kinh doanh trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm;

– Trường hợp không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và để chúng tôi có thể tư vấn tốt nhất cho bạn.

Để biết thêm thông tin liên hệ ngay hotline: 0933 575 399.

Gọi ngay