5 Chuẩn Mực Của Người Làm Dịch Vụ Kiểm Toán Tại Việt Nam

5 Chuẩn Mực Của Người Làm Dịch Vụ Kiểm Toán Tại Việt Nam

Để được cấp hành nghề kiểm toán, các kiểm toán viên ngoài thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, cần tuân thủ những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp. Bởi trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ kiểm toán không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu của các khách hàng đơn lẻ, doanh nghiệp có thu phí mà còn phải bảo vệ lợi ích công chúng. Phương Nam nhắc bạn đọc 5 chuẩn mực đạo đức cần có của một kiểm toán viên trong bài viết dưới đây.

1. Tính chính trực

Đây là đức tính đầu tiên và quan trọng cần thiết khi hành nghề kiểm toán. Các kiểm toán viên cần thẳng thắn, trung thực và có chính kiến trong quá trình làm việc. Tính chính trực nhấn mạnh đến sự công bằng và tín nhiệm.

Người làm dịch vụ kiểm toán cần tính chính trực

Người làm dịch vụ kiểm toán cần tính chính trực

2. Tính khách quan

Theo Thông tư 70/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính đã ban hành về các nguyên tắc đạo đức cơ bản áp dụng cho kế toán, kiểm toán viên hành nghề, tính khách quan cũng được đề cập. Hiểu sát nghĩa, người cung cấp dịch vụ kiểm toán không được thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối đến các xét đoán chuyên môn và kinh doanh.

3. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng

Cần thể hiện, duy trì sự hiểu biết và các kỹ năng chuyên môn cần thiết để cung cấp dịch vụ có chất lượng đến khách hàng, doanh nghiệp. Thường xuyên cập nhật những thông tin quy định mới nhất để nâng cao uy tín, sự chuyên nghiệp bản thân và cơ quan quản lý.

Kiểm toán liên quan đến các con số do đó luôn đòi hỏi người hành nghề cần có tính thận trọng để luôn hành động chính xác, đem lại hiệu quả cho khách hàng.

Cần có chuyên môn và tính cẩn trọng là chuẩn mực cần thiết

Cần có chuyên môn và tính cẩn trọng là chuẩn mực cần có

4. Tính bảo mật

Thông tin khách hàng, mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh cần được bảo mật tuyệt đối, không được tiết lộ cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền và nghĩa vụ phải cung cấp thôn tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp. Kiểm toán viên cũng không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân, bên thứ ba.

5. Tư cách nghề nghiệp

Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.

Với tâm niệm là một “Bác sĩ doanh nghiệp”, Phương Nam luôn nhắc nhở các thành viên 5 chuẩn mực đạo đức nêu trong bài viết để luôn mang đến cho khách hàng những giải pháp kiểm toán, kế toán, tư vấn hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình theo số hotline: 0933 575 399.

Gọi ngay