DỊCH VỤ TƯ VẤN LẬP BÁO CÁO CHUYỂN GIÁ

DỊCH VỤ TƯ VẤN LẬP BÁO CÁO CHUYỂN GIÁ

Tầm quan trọng của “Chuyển giá”:

Hiện nay, khái niệm “Chuyển giá” hay “Giao dịch liên kết” đang dần quen thuộc với các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước nhất là cơ quan thuế đang ngày càng hoàn thiện các quy định liên quan tới vấn đề này và “Chuyển giá” dần trở thành một nguồn thu quan trọng trong cơ cấu nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước. Việc hoàn thiện cơ chế liên quan tới “Chuyển giá” đồng nghĩa với việc bắt buộc các đối tượng liên quan nhất là doanh nghiệp phải tuân thủ quy định nhiều hơn nữa, “hiểu đúng, hiểu chính xác, hiểu tường tận” các quy định này nhằm tuân thủ ở mức cao nhất quy định của luật.

Các quy định liên quan tới “Chuyển giá”:

Trải qua nhiều thay đổi về luật liên quan tới “Chuyển giá” tính từ năm 2010 tới nay, quy định về “Chuyển giá” ngày càng hoàn thiện hơn giúp cơ quan thuế và cả doanh nghiệp tuân thủ chính xác hơn trong quá trình thanh tra hay thực hiện quy định về chuyển giá. Các quy định trong mỗi giai đoạn có sự khác biệt về một số điểm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn sẽ tuân thủ theo quy định hiện hành ở các giai đoạn này, tuy nhiên về bản chất không có thay đổi nhiều, các thay đổi qua các thời kỳ như sau:

- Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 4 năm 2010: Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.

- Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2017 thay thế thông tư 66/2010/TT-BTC: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.

- Thông tư 41/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 hướng dẫn nghị định 20/2017/NĐ-CP: Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định số 20/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

- Nghị định 68/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2020 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 20/2017/NĐ-CP: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019.

- Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2020 thay thế nghị định 20/2017/NĐ-CP và các quy định trước đây: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.

Trước 2010 có các quy định khác liên quan tới “Chuyển giá” tuy nhiên theo ghi nhận thực tế thì việc thanh tra thuế ít xẩy ra và quy định chưa rõ ràng bằng các quy định từ năm 2010 trở lại đây.

Các nội dung cần chuẩn bị của doanh nghiệp liên quan tới chuyển giá:

Do tầm quan trọng của “Chuyển giá” như vậy nên việc tuân thủ của các doanh nghiệp cần được chú ý và lưu ý những điểm chính sau để đảm báo tính tuân thủ và giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Những điểm chính cần lưu ý như sau:

- Thứ nhất, doanh nghiệp cần xác định rõ doanh nghiệp có thuộc đối tượng có phát sinh “Giao dịch liên kết” hay không: doanh nghiệp phải thỏa mãn cả hai điều kiện mới được xem là chịu sự khống chế của các quy định về “Chuyển giá”, một là phải có “mối quan hệ liên kết” và hai là phải có “Giao dịch” với bên có “mối quan hệ liên kết”.

- Thứ hai, khi đã xác định là có “Giao dịch liên kết” thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định về kê khai giao dịch liên kết khi nộp tờ khai thuế TNDN hàng năm theo mẫu biểu quy định của từng giai đoạn áp dụng của luật. Ngoài ra, chú ý loại trừ chi phí lãi vay (không phân biệt vay bên liên kết hay vay bên độc lập) nếu có phát sinh theo quy định khống chế 30% Ebitda.

- Thứ ba, chuẩn bị bộ hồ sơ liên quan tới giao dịch liên kết theo quy định nhằm chứng minh cho các giao dịch liên kết có tuân thủ nguyên tắc thị trường hay không. Các hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

+ Hồ sơ quốc gia (Local file): các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 132.

+ Hồ sơ toàn cầu (Master file): các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132.

+ Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao (Cbc report): theo quy định tại khoản 5 Điều này và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 132.

Hồ sơ “Chuyển giá” quan trọng nhất là việc chọn Phương pháp so sánh theo các qui định trên, sau đó là việc tìm ra khoảng so sánh của biên độ thị trường thích hợp, điều này cần có một kinh nghiệm và kiến thức nhất định liên quan tới “Chuyển giá”, hồ sơ càng chuẩn bị kỹ và thích hợp thì rủi ro càng được hạn chế. Một số Phương pháp so sánh được áp dụng như sau:

+ Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: là Phương pháp so sánh trực tiếp giá mua, giá bán với bên liên quan và bên độc lập.

+ Phương pháp so sánh lợi nhuận: sử dụng tỷ suất lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của các bên độc lập so sánh với tỷ suất lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của các bên độc lập.

+ Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết: phương pháp phân bổ tổng lợi nhuận thu được để xác định lợi nhuận của người nộp thuế tham gia vào chuỗi giao dịch.

Quy định về “Giao dịch liên kết” hay “Chuyển giá” khá phức tạp khi áp dụng, việc áp dụng chưa chính xác sẽ gây rủi ro cao về thuế về sau cho các doanh nghiệp khi bị thanh tra thuế, việc hiểu đúng và làm đúng quy định là điều cần được quan tâm, ngoài ra việc tự lập hồ sơ về chuyển giá, nhất là hồ sơ quốc gia là rất hạn chế đối với các doanh nghiệp, do bị hạn chế về nhiều mặt như sự hiểu biết sâu sắc về chuyển giá, nguồn dữ liệu áp dụng, …

Chúng tôi với các chuyên viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ cung cấp cho bạn một giải pháp toàn diện liên quan tới “Chuyển giá”. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi bạn sẽ được giải đáp các nghi vấn liên quan một cách chuyên nghiệp và miễn phí, hỗ trợ tư vấn kê khai giao dịch liên kết hàng năm miễn phí, giúp bạn hiểu rõ nhất về các quy định này, cập nhật thay đổi nếu có của luật một cách nhanh nhất, chính xác nhất.

“Tuân thủ cao thì rủi ro thấp, tuân thủ thấp thì rủi ro cao” luôn đề cao tính tuân thủ luật thuế, chúng tôi tin doanh nghiệp có thể quản lý rủi ro thuế một cách tốt nhất theo quy định của luật.

Mọi thông tin trên đây là thông tin chung không hướng dẫn cho bất cứ trường hợp cụ thể nào. Mặc dù chúng tôi cố gắng cập nhật và cung cấp thông tin một cách chính xác và nhanh nhất, tuy nhiên chúng tôi không đảm bảo rằng các thông tin này khi đến tay người đọc còn hiệu lực tại hiện tại và trong tương lai. Vì vậy các bạn cần tham khảo tư vấn từ các chuyên viên của chúng tôi cho từng trường hợp cụ thể.

Gọi ngay