MUỐN BỀN VỮNG: DOANH NGHIỆP CẦN THU CHI CÓ NGUYÊN TẮC

MUỐN BỀN VỮNG: DOANH NGHIỆP CẦN THU CHI CÓ NGUYÊN TẮC

Muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp cần kế toán phải hoạch định thu chi có nguyên tắc. Tránh trường hợp bội chi hoặc bội thu khiến mất cân đối thu chi của doanh nghiệp.

Muốn Bền Vững: Doanh Nghiệp Cần Hoạch Định Thu Chi Có Nguyên Tắc

Muốn Bền Vững: Doanh Nghiệp Cần Hoạch Định Thu Chi Có Nguyên Tắc

Theo chia sẻ của bà Phạm Thị Quyên - Phó Trưởng phòng Thanh tra 3, Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, có những phân tích sâu sắc về vấn đề này như sau:

“Khi con người làm việc, doanh nghiệp hoạt động thì dòng tiền cũng sẽ luân chuyển theo (hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản, nợ…). Thậm chí, khi con người ngừng làm việc thì dòng tiền cũng vẫn đang luân chuyển (lãi tiền vay, hao mòn tài sản, thuê nhà, lương nhân viên…).

Tiền là "mạch máu" chảy trong "huyết quản" của doanh nghiệp. Còn tiền doanh nghiệp còn hoạt động, hết tiền doanh nghiệp chẳng những hết hoạt động mà còn đứng trước nguy cơ phá sản, nợ nần chống chất, hệ lụy pháp lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cá nhân và gia đình.

Có thể nói, trong kinh doanh điều quan trọng nhất đối với sự sống còn của doanh nghiệp chính là dòng tiền. Ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư thì chưa bán hàng; khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn kinh doanh, doanh nghiệp nhất định phải bán được hàng thì mới có cơ hội sống và phát triển.

Thực tế cho thấy, doanh nghiệp trước khi bán được hàng thì đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để chuẩn bị cho công việc kinh doanh như: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, thuê mặt bằng, mua sắm tài sản công cụ dụng cụ, thuê nhân viên, tiếp khách, hội thảo, PR, marketing… Tôi vẫn thường nói vui rằng: “doanh nghiệp phải bỏ tiền ra mua khách hàng trước khi khách hàng mua hàng của doanh nghiệp”.

Như vậy, sau khi bán được hàng thì đồng tiền doanh nghiệp thu được từ doanh thu bán hàng, trước hết phải có nghĩa vụ bù đắp chi phí đã bỏ ra, trả nợ vay, trả tiền mua hàng, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước (thuế), mang lợi ích cho cổ đông hay thành viên góp vốn.

Nhìn vào phép tính trừ này chúng ta thấy, doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì cần tìm cách để tăng doanh thu, giảm chi phí; hoặc doanh thu không tăng thì phải tìm cách tiết giảm chi phí; hoặc cùng tăng doanh thu, tăng chi phí nhưng tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.

Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng, nếu nói bán hàng là để kiếm tiền thì kế toán là để giữ tiền. Kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng giữ được bao nhiêu tiền.”

Nói thêm về vấn đề giải pháp khắc phục các vấn đề thu chi, kế toán của doanh nghiệp, bà Phạm Thị Quyên cũng chia sẻ thêm rằng:

“Nói về góc độ tăng doanh thu, để tăng được doanh thu thì cần phải rất nhiều công việc cần phải phân tích tính toán tỉ mỉ, kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện. Ví dụ như: nghiên cứu phân tích đánh giá nhu cầu khách hàng, sản phẩm, chiến lược truyền thông PR, marketing, nhân sự, địa điểm, kênh… mà mỗi công việc phát sinh đều kèm theo điều kiện về chi phí.

Nói về góc độ chi phí, trong thực tế kinh doanh luôn luôn song hành đồng thời 3 loại chi phí, đó là: chi phí thực; lãng phí; thất thoát. Trong đó rất nhiều chủ doanh nghiệp chưa phân tích đánh giá được 3 loại chi phí này, đặc biệt là lãng phí, thất thoát nó tựa như mưa dầm cứ hàng ngày bào mòn đi nguồn lực của doanh nghiệp mà họ không hề biết, hoặc chỉ biết ở mức độ loáng thoáng rồi tặc lưỡi cho qua.

Thực tế, nhiều chủ doanh nghiệp hiện đang tập trung mọi nguồn lực cho việc làm thế nào để bán được hàng mà chưa dành sự quan tâm xứng đáng cho việc tính toán cân đối thu, chi. Thậm chí việc cân đối thu, chi thường tính toán theo kiểu ang áng, tính nhẩm, tính cua trong lỗ và chi tiêu vô tội vạ không có kế hoạch, cứ thấy có tiền là chi mà không quan tâm đến nghĩa vụ của mỗi đồng tiền thu được từ kinh doanh gồm những gì; lấy vốn ngắn hạn đầu tư cho dài hạn dẫn đến mất khả năng thanh khoản. Hầu hết những chủ doanh nghiệp bị phá sản đều thu, chi tiền cũng như ghi chép thu chi không có nguyên tắc.

Như vậy, doanh nghiệp dù doanh thu ít hay nhiều và bao nhiêu đi nữa thì một nguyên tắc bất di bất dịch đó là luôn phải đảm bảo cân đối thu, chi mọi lúc mọi nơi và bất kỳ tình huống mất cân đối thu, chi nào xảy ra thì phải ngay lập tức tìm cách bù đắp để đảm bảo đủ dòng tiền cho doanh nghiệp hoạt động liên tục.

Để làm được điều này thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm cho đồng tiền trong doanh nghiệp cũng phải luân chuyển theo đều phải được ghi lại một cách thường xuyên, liên tục, chính xác, tỷ mỷ, kịp thời; mọi biến động thu chi phải được thể hiện bằng con số. Vì con số phản ánh thực chất mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Vì vậy, để khắc phục, chấn chỉnh, phòng ngừa rủi ro trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức cụ thể trong quản lý, bảo tồn, phát triển doanh nghiệp để phát triển bền vững.”

Lời kết:

Vấn đề lãng phí, thất thoát tài sản doanh nghiệp đang diễn ra rất thường xuyên và khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu. Việc lựa chọn được kế toán viên có chuyên môn và tận tâm trong công việc là rất quan  trọng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng dịch vụ kế toán là một sự lựa chọn thông minh.

Phương Nam là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán với hơn 13 năm kinh nghiệm. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Gọi ngay