HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH MỚI NHẤT 2022

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH MỚI NHẤT 2022

Đối với các doanh nghiệp, việc tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính là để đánh giá, xác minh tính trung thực của doanh nghiệp. Vì thế, quá trình này cần được thực hiện đúng ngay từ đầu, tránh dẫn đến sai sót, vi phạm trong kiểm toán.

Hướng Dẫn Quy Trình Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Mới Nhất 2022

Hướng Dẫn Quy Trình Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Mới Nhất 2022

Phương Nam giới thiệu đến các bạn quy trình kiểm toán mới nhất như sau:

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Việc thu thập được đầy đủ thông tin của doanh nghiệp để làm căn cứ kết luận về tính trung thực của báo cáo tài chính là rất quan trọng. Trong quá trình đó, các kiểm toán viên cần xây dựng được quy trình kiểm toán cụ thể. Bao gồm các bước sau:

  • Lập kế hoạch
  • Thực hiện kiểm toán.
  • Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán.

1.Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro đã đánh giá

Trước hết cần xác định rằng: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm trước khi lập kế hoạch và lập kế hoạch.

Đối với giai đoạn trước khi lập kế hoạch: Kiểm toán viên thực hiện tìm kiếm các thông tin quan trọng liên quan đến các tổ chức kiểm toán để giúp trang bị và tiếp cận được khách hàng. Dựa vào những thông tin mà kiểm toán viên thu thập được, công ty kiểm toán sẽ xem xét, đánh giá và quyết định ký hợp đồng hay không.

Giai đoạn lập kế hoạch: Các kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán, mô tả rõ ràng phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành kiểm toán. Ngoài ra, bản kế hoạch cần đầy đủ, rõ ràng để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán.

Sau khi nhận được thư mời kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ bắt đầu tìm hiểu khách hàng, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đó. Tiếp theo, khi tiến hành lập kế hoạch, công ty kiểm toán cũng cần có sự chuẩn bị về phương tiện và nhân viên triển khai chương trình.

Ngoài ra, công ty kiểm toán và kiểm toán viên cần phải xác định, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Từ đó, đề xuất thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được đánh giá đó.

2.Thực hiện kiểm toán

Kiểm toán viên thực hiện theo phương pháp kỹ thuật tương thích với từng đối tượng cụ thể để thu thập số liệu một cách chính xác.

Đây là giai đoạn kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm soát, phân tích, kiểm tra chi tiết dựa trên kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Các công việc thực hiện như sau:

  • Thử nghiệm cơ bản (các số dư, nghiệp vụ và thuyết minh được thực hiện kiểm tra một cách chi tiết)
  • Thử nghiệm kiểm soát (hệ thống kiểm soát nội bộ được kiểm tra thông qua tính hiện hữu)

3.Tổng hợp và hình thành ý kiến kiểm toán

Đây chính là giai đoạn cuối cùng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của các kiểm toán viên. Sau khi phân tích, đánh giá, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận ghi trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Các công việc cụ thể cần thực hiện trước khi đánh giá bao gồm:

  • Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến
  • Xem xét sự việc xảy ra sau ngày kết thúc niên độ
  • Xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị
  • Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc (nếu có)

Sau khi tổng hợp kết quả, lập Báo cáo kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập (nếu có). Kết quả có thể là: Chấp nhận toàn phần hoặc Không chấp nhận toàn phần.

Công việc kiểm toán báo cáo tài chính có vai trò vô cùng quan trọng và các kiểm toán viên chính là người chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. Chính vì vậy, một quy trình tiêu chuẩn là rất cần thiết. Nếu bạn còn thắc mắc về quá trình này, liên hệ ngay với Phương Nam để được giải đáp nhé!

Gọi ngay