QUẢN LÝ RỦI RO DO ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID TRONG DOANH NGHIỆP

QUẢN LÝ RỦI RO DO ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID TRONG DOANH NGHIỆP

Dịch Covid 19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Rất nhiều doanh nghiệp đứng trước những thách thức lớn, áp lực về duy trì hoạt động kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Hiểu rõ điều đó, Phương Nam chia sẻ với bạn 5 cách doanh nghiệp nên làm để giảm thiểu những rủi ro do dịch Covid 19 gây ra.

Quản lý rủi ro do ảnh hưởng của dịch covid trong doanh nghiệp

Quản lý rủi ro do ảnh hưởng của dịch covid trong doanh nghiệp

1. Quản lý rủi ro về nhân sự

Ưu tiên hàng đầu cho sự an toàn của công nhân viên cũng chính là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được duy trì. Bởi chỉ cần một nhân viên nhiễm bệnh có thể làm gián đoạn cả một phân xưởng/phòng ban.

Do đó, doanh nghiệp cần tuân thủ các hướng dẫn của bộ Y tế và chính phủ trong công tác phòng chống dịch, cung cấp đầy đủ vật tư y tế, đồ bảo hộ cần thiết để bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ nhiễm bệnh. Đồng thời thường xuyên quan tâm, động viên, lắng nghe nguyện vọng của họ để củng cố niềm tin và bảo toàn lực lượng lao động của doanh nghiệp bạn.

2. Quản lý rủi ro trong hoạt động truyền thông

Trong bất cứ doanh nghiệp nào, điều cần tiên quyết thực hiện là luôn giữ thái độ lạc quan, bình tĩnh cho toàn bộ nhân viên để phòng chống bệnh dịch. Tuyệt đối tránh lan truyền những thông tin sai sự thật, tin giả về tình hình dịch bệnh để gây nên sự nhầm lẫn, tiêu cực trong nội bộ.

Công ty cần tuyên truyền nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe, cách phòng tránh lây nhiễm virus theo các khuyến cáo của bộ Y tế cho cán bộ, công nhân viên. Thường xuyên đào tạo, hướng dẫn các biện pháp đúng để bảo đảm an toàn, bao gồm cả việc sử dụng đồ bảo hộ trong quá trình làm việc.

Quản lý rủi ro trong hoạt động truyền thông

Quản lý rủi ro trong hoạt động truyền thông

3. Quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng

“73% doanh nghiệp phải đối mặt với sự gián đoạn và chậm trễ trong chuỗi cung ứng” – số liệu theo khảo sát của HAWA. Hầu hết các vấn đề đều nằm ở việc nguồn nguyên phụ liệu khan hiếm do vận chuyển lưu thông khó khăn, dẫn đến thời gian nhập hàng lâu hơn, và giá thành đầu vào tăng cao.

Doanh nghiệp buộc phải tìm ra những lỗ hổng tiềm tàng trong chính chuỗi cung ứng của mình và lên phương án khắc phục. Việc tìm càng nhiều đơn vị cung ứng trong thời gian này là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro về đứt gãy nguồn nguyên liệu đầu vào. Hãy bắt đầu từ những sản phẩm cốt lõi quan trọng nhất, và hãy đa dạng các nhà cung ứng.

4. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh, sản xuất

Việc duy trì hoạt động kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong các doanh nghiệp hiện đang là một thách thức lớn khi virus có nhiều biến chủng và khả năng lây lan nhanh trong đám đông. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng biện pháp “3 tại chỗ” mang lại hiệu quả song khó duy trì trong thời gian dài, đòi hỏi cần có diện tích đủ rộng, đảm bảo môi trường thông thoáng để không bị đứt gãy lao động trong khâu sản xuất.

Những hợp đồng trọng yếu của doanh nghiệp cần thương lượng lại với khách hàng trong trường hợp bất khả kháng, tái điều chỉnh lại thời gian giao hàng, tăng cường các hoạt động gia công, tìm kiếm các hoạt động hỗ trợ của chính phủ.

Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh, sản xuất

Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh, sản xuất

5. Quản lý rủi ro về tài chính

“Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2021, có 70.200 doanh nghiệp trên cả nước phải tạm dừng kinh doanh có thời hạn, dừng hoạt động để chờ thực hiện thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020”. Doanh thu tụt giảm mạnh trong mỗi tháng, vậy doanh nghiệp cần làm gì để cải thiện dòng tiền?

Cần tính toán lại chi phí cố định và chi phí biến đổi, dự tính thời gian doanh nghiệp có thể tồn tại với lượng tiền dữ trữ và chuyển đổi chi phí cố định nếu có thể. Nhiều doanh nghiệp bị sức ép bởi nguyên liệu đầu vào nên muốn dự trữ nhưng cũng không nên để nhiều vốn bị lưu giữ tại đây. Hãy xem lại kế hoạch đầu tư vốn, cắt giảm bớt các kế hoạch đầu tư chưa cần thiết và tìm kiếm vào các nguồn đầu tư tốt trong giai đoạn này. Doanh nghiệp có thể đàm phán lại gia hạn thời gian thanh toán và các phương án tài chính thay thế với các nhà cung cấp.

Phương Nam hi vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Nếu đang gặp phải những vấn đề tương tự, đừng quên chúng tôi có các giải pháp tư vấn quản trị, tài chính và rủi ro cho doanh nghiệp bạn đến từ đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Phương Nam. Để được tư vấn tận tình, vui lòng gọi hotline: 0933 575 399 hoặc để lại thông tin tại email: phuongnam@saac.com.vn.

Gọi ngay