LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CUỐI NĂM VÀ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP

LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CUỐI NĂM VÀ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP

Thời hạn báo cáo tài chính đang tới gần. Hiện nay, các doanh nghiệp cũng bận rộn với những quy định về cách lập báo cáo tài chính hợp lệ. Vì vậy, Phương Nam hướng dẫn chi tiết cách lập báo cáo tài chính cuối năm và lưu ý cần nhớ cho doanh nghiệp ở bài viết dưới đây.

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính cuối năm

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính cuối năm

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính cuối năm

Để việc lập báo cáo tài chính được chính xác và đơn giản, bạn và doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Sắp xếp các chứng từ kế toán

Để có thể lập báo cáo tài chính, trước các kế toán viên cần phải sắp xếp các chứng từ kế toán cẩn thận, chi tiết theo đúng trình tự thời gian. Điều này giúp cho việc kiểm tra, kê khai báo cáo được thuận lợi, dễ dàng hơn.

Bước 2: Hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Dựa trên các chứng từ kế toán đã sắp xếp cẩn thận, kế toán doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra và hoàn thiện các chứng từ nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp theo đúng quy định pháp luật về kế toán và thuế.

Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ phát sinh theo tháng, quý

Để có thể kê khai được bản báo cáo tài chính năm chuẩn các, trước đó kế toán doanh nghiệp cũng cần phân loại rõ ràng các nghiệp vụ phát sinh như: Phân loại các chi phí trả trước, chi phí khấu hao,...

Bước 4: Rà soát và tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh theo từng nhóm tài khoản

Đây là một bước rất quan trọng để tổng hợp thông tin kê khai cho nhanh chóng và chính xác. Theo đó, kế toán có thể rà soát theo các nhóm tài khoản như sau:

- Rà soát nhóm hàng tồn kho: Cần kiểm tra xem hàng tồn kho có bị âm hay không. Trường hợp âm thì kế toán cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều chỉnh lại cho hợp lý, chính xác. Áp dụng chạy giá vốn theo phương pháp tính hàng tồn kho đã đăng ký.

- Rà soát nhóm công nợ phải thu và phải trả: Kế toán doanh nghiệp cần đối chiếu lại với khách hàng thông qua biên bản đối chiếu công nợ cuối năm rồi rà soát, kiểm tra các phát sinh bên có và bên nợ để có thể phản ánh đúng nghiệp vụ, tính toán được các rủi ro công nợ cũng như công nợ về thuế có thể gặp phải.

- Rà soát các khoản đầu tư: Kế toán doanh nghiệp cần kiểm tra lại các hồ sơ đầu tư, phân tích rõ bản chất, phương pháp hạch toán rồi cân đối chứng từ để ghi nhận đầu tư, phản ánh đúng hiệu quả đầu tư thông qua biên bản họp và các tài liệu, báo cáo tài chính bên nhận đầu tư đã cung cấp.

- Rà soát các khoản chi phí trả trước: Kế toán cần kiểm tra các khoản chi phí trả trước đã để xem việc kê khai đã phản ánh đúng thực tế hay chưa.

- Rà soát tài sản cố định: Kế toán cần kiểm tra, tính toán nguyên giá, thời gian sử dụng, nguyên tắc ghi nhận và phân bổ khấu hao theo đúng quy định của Thông tư số 45/2013/TT-BTC, Thông tư số 28/2017/TT-BTC. Ngoài ra, khi rà soát tài sản cố định, kế toán cũng cần lưu ý quy định của Thông tư số 151/2014/TT-BTC về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT và chi phí không được trừ tính thuế TNDN đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.

- Rà soát Doanh thu: Kế toán tiến hành kiểm tra doanh thu từng sản phẩm đã phản ánh theo giá thị trường hay chưa, biến động của giá bán và nguyên nhân biến động để đưa ra các quy định phù hợp.

- Rà soát giá vốn: Kế toán cần kiểm tra và đảm bảo giá vốn từng mã hàng hóa, dịch vụ được phản ánh chính xác, mức độ chính xác thể hiện ở lãi gộp.

- Rà soát chi phí quản lý: Kế toán kiểm tra và đảm bảo sự hợp lý của hồ sơ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, các tài khoản, ghi nhận chi phí được phản ánh đúng với thực tế và phù hợp nguyên tắc kế toán.

Lưu ý rằng, trường hợp phát hiện sai sót, kế toán cần tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh lại ngay để đảm tính chính xác khi kê khai báo cáo tài chính.

Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp và kết chuyển

Sau khi đã rà soát kỹ các số liệu cần thiết, kế toán sẽ tiến hành thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lỗ lãi và đảm bảo các tài khoản từ đầu 5 đến đầu 9 không có số dư cuối kỳ.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính

Sau khi đã rà soát và tổng hợp hết các số liệu cần thiết, kế toán doanh nghiệp sẽ lập báo cáo tài chính năm trên phần mềm HTKK để hoàn tất kê khai BCTC.

Lưu ý:

Về khoản chi phí phải phân biệt rõ và ghi chép đầy đủ các khoản mục về giá vốn, khoản chi phí bán hàng, quản lý, chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi khác.

Bên cạnh đó, phân loại tài sản nợ phải trả theo đúng quy định: tài sản, nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán được trình bày ngắn và dài hạn. Trường hợp, tài sản, nợ phải trả phải có thời gian từ 12 tháng trở xuống và được phân loại là ngắn hạn và ngược lại.

Bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung về cơ sở và trình bày báo cáo tài chính với các chính sách kế toán cụ thể.

Căn cứ báo cáo tài chính là báo cáo tài chính kỳ trước, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản và các tài liệu kế toán chi tiết khác.

Phương Nam là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán với hơn 13 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên gia tinh thông và tận tâm trong công việc. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất về báo cáo tài chính cho doanh nghiệp bạn.

Gọi ngay