TẦM NHÌN 7 MỤC TIÊU KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2030

TẦM NHÌN 7 MỤC TIÊU KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2030

Tầm nhìn 7 mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính của chính phủ bao gồm những gì? Cùng SAAC tìm hiểu về vấn đề trên thông qua bài viết này nhé!

7 mục tiêu của Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030

Tại Quyết định số 633/QĐ-TTg, Chính phủ nêu rõ 07 mục tiêu cụ thể của Chiến lược bao gồm: Hoàn thiện hệ thống quy định về kế toán – kiểm toán; Ban hành, công bố và cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán – kiểm toán; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán; Phát triển các tổ chức nghề nghiệp về kế toán – kiểm toán; Tăng cường hội nhập quốc tế về kế toán – kiểm toán; Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

Trong đó, đối với hệ thống quy định về kế toán – kiểm toán, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2024, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán độc lập, đảm bảo các quy định đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin kế toán – kiểm toán.

Tầm nhìn 7 mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính đến năm 2030

Tầm nhìn 7 mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính đến năm 2030

Đối với hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, Chính phủ đưa ra mục tiêu tăng cường tính phù hợp giữa cơ chế tài chính và chuẩn mực kế toán; xây dựng khung pháp lý để áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) theo lộ trình phù hợp, cập nhật hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính của Việt Nam (VFRS), chuẩn mực kiểm toán độc lập, chuẩn mực kiểm toán nội bộ, phương pháp nghiệp vụ trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam; đảm bảo tính so sánh được của thông tin kinh tế, tài chính giữa các doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế.

Công bố hệ thống Chuẩn mực Kế toán công Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kế toán công quốc tế, triển khai áp dụng phù hợp với pháp luật của Việt Nam.

Đối với các mục tiêu khác, Chính phủ tập trung nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý, giám sát về kế toán – kiểm toán trong công tác quản lý, giám sát hoạt động đối với các đơn vị kế toán và các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý phù hợp, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị kế toán và các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính và dịch vụ kế toán – kiểm toán…

Phát triển thị trường dịch vụ kế toán – kiểm toán; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán. Định hướng quy mô, số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán – kiểm toán phù hợp với yêu cầu thực tế thông qua việc hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề. Xác định đối tượng được kiểm toán thiết thực hiệu quả, đến năm 2025 đảm bảo 100% doanh nghiệp, đơn vị có quy mô lớn được kiểm toán báo cáo tài chính, không phân biệt loại hình hoạt động, hình thức sở hữu. Có chính sách để tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Có chính sách khuyến khích đối với các tổ chức nghề nghiệp về kế toán – kiểm toán nhằm thống nhất và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức này; chủ động phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức nghề nghiệp trong công tác hoạch định, triển khai pháp luật về kế toán – kiểm toán cũng như kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của đội ngũ hành nghề kế toán – kiểm toán.

Rà soát, hoàn thiện và tăng cường khung khổ, thỏa thuận hợp tác với các đối tác quan trọng như các tổ chức tài chính, các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và các cơ quan quản lý nhà nước về kế toán – kiểm toán tại các nước đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác truyền thông của Việt Nam. Phát triển chiều sâu, nâng cao hiệu quả thực chất các chương trình hợp tác với các tổ chức này, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với quá trình chuyển đổi số trong việc xây dựng khung khổ pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện tại các đơn vị; xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến kế toán – kiểm toán phục vụ hoạt động của các đơn vị và hoạt động quản lý, giám sát kế toán – kiểm toán.

Nhằm thực hiện được các mục tiêu đề ra, Chính phủ giao Bộ Tài chính ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược theo lộ trình phù hợp với từng giai đoạn cụ thể 2021-2025 và 2026-2030; chủ trì, tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược. Đồng thời, bố trí nguồn lực theo quy định của pháp luật để triển khai Chiến lược.

 Có biện pháp cụ thể về nguồn nhân lực và điều kiện khác để nâng cao năng lực, hiệu quả của việc kiểm tra, giám sát tính tuân thủ pháp luật về kế toán – kiểm toán; Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến thực hiện Chiến lược phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; Chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược.

Đối với các bộ, ngành, địa phương, Chính phủ yêu cầu triển khai chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động kế toán – kiểm toán, đôn đốc kiểm tra và xử lý các vi phạm đối với các nội dung có liên quan của Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan tham gia thực hiện các nội dung có liên quan của Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Cơ sở đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp có trách nhiệm tham gia phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng các văn bản, chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán; phối hợp triển khai thực hiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán.

Thực hiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho người làm kế toán, kế toán viên hành nghề. Tham gia tổ chức thi chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính. Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán khi có yêu cầu.

Chính phủ cũng chỉ đạo các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan, đơn vị phối hợp nghiên cứu, tiếp thu thông lệ quốc tế về kế toán – kiểm toán và tham gia tích cực vào việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản, chuẩn mực kế toán doanh nghiệp; Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về kế toán – kiểm toán theo lĩnh vực hoạt động; kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn và tham gia tích cực vào quá trình nghiên cứu, soạn thảo các văn bản, chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp…

Trên đây là những chỉ đạo của chính phủ về tầm nhìn 7 mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính đến năm 2030. Liên hệ ngay với SAAC đã được giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp bạn nhé!

Gọi ngay