NHỮNG LƯU Ý CẦN NHỚ ĐỂ TRÁNH VI PHẠM QUẢN LÝ HÓA ĐƠN
Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang vi phạm quản lý hoá đơn mà không nắm rõ. Phương Nam chỉ ra các dấu hiệu vi phạm cho quý khách hàng lưu ý, tránh vi phạm khiến doanh nghiệp chịu thiệt hại sau này.
1. Một số dấu hiệu vi phạm quản lý hoá đơn
Trong năm vừa qua, cục thuế đã tiến hành rà soát các hành vi vi phạm quản lý hoá đơn của các doanh nghiệp nhằm kiểm soát và xử lý các hành vi không đúng chuẩn mực nghề nghiệp.
Ngày 1/6/2022, Tổng cục thuế ban hành công văn 1873/TCT-TTKT tăng cường rà soát, kiểm tra phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro về hoá đơn, chống gian lận hoàn thuế.
Theo đó, tổng cục thuế yêu cầu cơ quan thuế các cấp:
Thực hiện một số thực hiện đồng bộ các biện pháp, đơn cử như triển khai, phổ biến, tổ chức thực hiện, tổng kết, đánh giá và trao đổi kinh nghiệm về các dấu hiệu, hành vi vi phạm trong việc quản lý hoá đơn: phát hành, sử dụng, mua bán hoá đơn không hợp pháp.
Đồng thời, tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về hoá đơn thông qua các dấu hiệu nghi vấn.
Một số dấu hiệu, hành vi vi phạm tại Phụ lục Công văn 1873/TCT-TTKT ngày 01/6/2022 như:
- Doanh nghiệp có doanh thu và thuế GTGT đầu ra, đầu vào lớn nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, có số thuế GTGT âm nhiều kỳ;
- Doanh nghiệp không có tài sản cố định hoặc giá trị tài sản cố định rất thấp;
- Doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng (tiền vào và rút ra ngay trong ngày);
- Doanh nghiệp sử dụng lao động không tương xứng với quy mô và ngành nghề hoạt động;
- Một cá nhân đứng tên (người đại diện theo pháp luật) thành lập, điều hành nhiều doanh nghiệp;…
2. Cơ quan thuế đẩy mạnh xử lý vi phạm quản lý hoá đơn
Trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Công an trong việc xác minh nguồn gốc hàng hóa, kiểm tra xác minh người mua, người bán từ khâu đầu đến khâu cuối; hồ sơ, tài liệu chuyển cơ quan công an đảm bảo tính pháp lý, xác định rõ dấu hiệu, hình thức và thủ đoạn vi phạm về in, phát hành, sử dụng hóa đơn không hợp pháp nhằm trốn thuế, hoặc có dấu hiệu mua bán hóa đơn của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Trong các năm qua, cơ quan thuế đã tổng hợp các hành vi vi phạm quản lý hoá đơn như mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và củng cố hồ sơ chuyển cho cơ quan công an hàng trăm trường hợp có dấu hiệu vi phạm (Ví dụ: năm 2019 là 135 trường hợp và năm 2020 là 162 trường hợp).
Các dấu hiệu vi phạm quản lý hoá đơn đang diễn ra ngày càng phức tạp. Vì thế để bảo vệ quyền lợi cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp, nhà nước và cơ quan thuế đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế các hành vi trên. Tuy nhiên các doanh nghiệp có thể vẫn chưa nắm bắt và hiểu rõ vấn đề này.
Liên hệ ngay với Phương Nam để được tư vấn tốt nhất!