3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CẦN BIẾT ĐỂ LÀM CHỦ DOANH NGHIỆP
Để trở thành người đứng đầu một tổ chức, mở công ty của riêng mình, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ các thông tin về thành lập doanh nghiệp. Đặc biệt cần lưu ý 3 điều kiện về bằng cấp, trình độ học vấn, khả năng tài chính… của một người làm chủ. Nếu bạn đang ấp ủ kế hoạch khởi nghiệp, đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Điều kiện về tiểu sử, chức vụ, vị tríKhông phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, mọi cá nhân chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện về chủ thể thành lập công ty đều có quyền thành lập và tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý 10 điều kiện đảm bảo thực hiện đúng theo quy định để trở thành chủ doanh nghiệp như:
- Cá nhân phải là vị thành niên, đủ năng lực hành vi dân sự.
- Cá nhân không trong thời gian thi hành án, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị xử lý hành chính tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Cá nhân không thuộc đối tượng bị cấm hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện các công việc liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án.
- Cá nhân đã từng giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản nhưng vẫn cố ý vi phạm các quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014 có thể bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có quyết định tuyên bố phá sản.
- Các trường hợp khác theo quy định về Luật Phá sản.
- Cá nhân đang giữ những chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức, đơn vị, cơ quan nhà nước không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh nhằm tránh các tình trạng tham ô, nhũng nhiễu, sử dụng trái phép thông tin, tài sản trong quá trình giải quyết công việc.
- Cá nhân trực thuộc đơn vị vũ trang nhân dân, các cơ quan nhà nước không được sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận riêng cho đơn vị.
- Cá nhân không thuộc nhóm đối tượng sau: Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp.
- Cá nhân không giữ các vị trí cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Cá nhân không vi phạm Điều 13 về người đại diện theo pháp luật của Luật Doanh nghiệp 2014.
Điều kiện về trình độ văn hóa, học vấn
Hiện tại, pháp luật không có quy định về trình độ văn hóa, học vấn của cá nhân khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên khi thực hiện các thủ tục, hồ sơ đăng ký, buộc bạn phải đăng ký lựa chọn loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh. Tùy theo mỗi ngành nghề mà chủ thể doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện cụ thể.
Với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, người đứng đầu doanh nghiệp phải chứng minh được năng lực nhất định với các lĩnh vực bằng các bằng cấp, chứng nhận, tín chỉ mà ngành đó quy định. Ví dụ, bạn muốn kinh doanh công ty kiểm toán cần phải có chứng chỉ hành nghề kiểm toán; muốn mở văn phòng luật cần có bằng cử nhân luật, chứng minh tốt nghiệp chương trình đào tạo luật sư bài bản, chứng chỉ hành nghề luật sư.
Điều kiện về kinh tế tài chính, nguồn vốnTương tự với 2 điều kiện kể trên, pháp luật cũng không có quy định cụ thể về khả năng kinh tế, tài chính của người làm chủ khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ các quy định chung về vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn ký quỹ, tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
>> Xem thêm: Cần làm gì ngay sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty?
Để đăng ký thành lập doanh nghiệp, người làm chủ cần tìm hiểu thật kỹ các lưu ý và tuân thủ những điều kiện nhất định, dựa theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Bạn cần tư vấn thành lập doanh nghiệp và hỗ trợ các hồ sơ, thủ tục đăng ký, hãy liên hệ ngay với Phương Nam theo số hotline: 0933 575 399.