NGHĨA VỤ TUÂN THỦ VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT (GDLK)
Giao dịch liên kết là gì? Tuân thủ về xác định giá GDLK cần làm công việc gì? Nếu không tuân thủ các quy định về GDLK thì ảnh hưởng thế nào tới doanh nghiệp? Phương Nam cung cấp thêm cho bạn những kiến thức liên quan đến vấn đề này.
Giao dịch liên kết (GDLK) là gì?
Giao dịch liên kết được quy định ở Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:
“Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết”.
Các bên có GDLK là gì?
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định các bên có liên hệ liên kết như sau:
- Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia.
- Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
2. Tuân thủ về xác định giá GDLK cần làm những công việc gì?
2.1 Nghĩa vụ nộp thuế
Trong trường hợp khi xác định có các quan hệ liên kết và có các giao dịch với bên liên kết thì bạn cần xem xét xem mình có thuộc trường hợp miễn kê khai, miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết hay không? Nếu không xác định đúng thì sẽ dẫn đến kê khai sai hoặc thiếu hồ sơ về GDLK. Khi đó việc của cơ quan thuế khi kiểm tra là việc ấn định tỷ suất lợi nhuận cho công ty của bạn.
Vì căn cứ theo điểm 3 điều 20 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định: "Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận; thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế không tuân thủ quy định về kê khai, xác định giao dịch liên kết; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, dữ liệu kê khai xác định giá GDLK...".
2.2 Nghĩa vụ lập hồ sơ
Nếu phải lập hồ sơ giá thì chắc chắn công ty sẽ phải có bộ hồ sơ để giải trình với cơ quan thuế và tốt nhất là doanh nghiệp của bạn nên thuê một đơn vị uy tín và chuyên về lĩnh vực này. Phương Nam liệt kê cho bạn hồ sơ bao gồm:
- Thông tin về quan hệ liên kết và GDLK theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
- Hồ sơ quốc gia là các thông tin về GDLK, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
- Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá GDLK của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
- Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều này và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
- Nếu không tuân thủ các quy định về GDLK thì ảnh hưởng thế nào tới doanh nghiệp
Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận; thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế không tuân thủ quy định về kê khai, xác định GDLK; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, dữ liệu kê khai xác định giá GDLK.
Như vậy nếu không tuân thủ về xác định giá GDLK thì người nộp thuế có thể bị cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận; thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Liên hệ ngay với Phương Nam để nhận tư vấn tốt nhất về giao dịch liên kết (GDLD) để tránh vi phạm luật thuế của nhà nước.